Nhìn chung thì chửi thề xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi thế hệ và mọi nền văn hoá. Theo logic phổ biến thì thứ gì tồn tại lâu thứ đó có ý nghĩa.
Chửi thề thường được mọi người hiểu như là một từ ngữ xấu, ngôn từ vậy bạ…nó nhằm mục đích hạ thấp giá trị hoặc nhấn mạnh bày tỏ cảm xúc, vui cũng chửi mà buồn cũng chửi, tức giận thì càng không phải nói.
Dường như chửi thềthường mang ý nghĩa tiêu cực. Nhà tâm lý học Richard Stephens đã thực hiện thí nghiệm chứng minh rằng chửi thề có thể làm giảm cơn đau bằng cách thuyết phục được 67 sinh viên tham gia thí nghiệm nhúng tay vào nước lạnh hai lần, một lần được dùng các từ chửi thề và lần khác chỉ được dùng những từ bình thường.
Kết quả khá ngạc nhiên, trong lần được chửi thề, sinh viên có thể chịu đựng nước lạnh trong thời gian lâu hơn đến 50%.
Bên cạnh đó, nhịp tim họ cũng tăng lên và nhận thức về nỗi đau giảm xuống.
Và một số nghiên cứu cũng cho rằng chửi thề cho thấy mức độ thân thiết cao hơn giữa những người bạn và đồng nghiệp.
Những lời chửi thể cũng tạo ra cảm xúc giúp người nói trông có vẻ “người” hơn, gần gũi hơn nên người nghe sẽ quên đi việc phòng thủ trong tâm trí từ đó dễ tiếp thu những phản biện.
Ví dụ như những bài thuyết trình của TS. Lê Thẩm Dương thường dễ tiếp thu hơn và không gây buồn ngủ như những bài khác.
Hoặc như câu nói:
Ôi, lại mưa, chán thật! và Ôi đê.ch lại mưa, chán vãi!
Đó là về khoa học còn thuần phong mỹ tục của chúng ta vẫn chưa thoả mái với điều đó.
Vì thế nên biết chửi thề khi nào, ở đâu và với ai thì phù hợp.